Công việc của một Quản lý spa là như thế nào?

Quản lý spa/thẩm mỹ viện là một vị trí mà nhiều bạn trẻ theo học ngành Chăm sóc da và Spa mong muốn theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Nhưng cụ thể công việc này ra sao thì nhiều bạn chưa nắm rõ, nếu như các bạn chưa biết cụ thể thì hãy cùng Poly K-Beauty tìm hiểu chi tiết nhé!

Ngoài việc có thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến cao,… thì quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong spa/thẩm mỹ viện. Nên ngoài kiến thức chuyên môn cần có thì người quản lý phải có tầm nhìn và kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề tốt để xử lý các sự cố không may xảy ra.

Bạn có trách nhiệm duy trì hoạt động kinh doanh, phát triển và mở rộng quy mô, thương hiệu của cơ sở. Nên lúc nào bạn cũng phải liên tục học hỏi, tìm tòi nâng cao kỹ năng và kiến thức cho bản thân để phát triển cơ sở của mình. Công việc cụ thể của người quản lý cần phải biết:

  1. Xây dựng chiến lược bán hàng/marketing cho spa

Việc lên ý tưởng xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh thường niên cho cơ sở của mình là điều cần thiết. Đồng thời bạn phải là người triển khai và đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy tiến độ và doanh thu bán hàng. Nắm bắt được tình hình thực tế của spa để đưa ra những kế hoạch cụ thể. Một cơ sở spa muốn vận hành phát triển tốt thì cần phải có những chính sách, quy định riêng. Người quản lý là người nắm rõ tính chất của một spa, do vậy phải có nhiệm vụ đề xuất và xây dựng những nội quy, chính sách cho phù hợp.

  1. Quản lý nhân sự

Đây là nghiệp vụ cần phải có của người Quản lý spa chuyên nghiệp. Đề xuất các chương trình hoạt động, chính sách nhằm tạo ra môi trường gắn kết lâu dài cho nhân viên. Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, đảm bảo các nhiệm vụ được giao hoàn thành đúng mục tiêu đề ra. Có trách nhiệm đảm bảo toàn bộ nhân viên đều phải tuân thủ theo các quy định của cơ sở mình quản lý. Đánh giá từng nhân viên, kết hợp với phòng nhân sự trong việc phỏng vấn tuyển dụng, điều chuyển, thay thế các vị trí nhân viên trong spa. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đảm bảo 100% nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu công việc và tiêu chuẩn vận hành spa. Đánh giá, kiểm tra chất lượng công việc của từng nhân viên thường niên theo kỳ. Chịu trách nhiệm kiểm kê, lập báo cáo vật tư cơ sở hàng ngày, tháng, năm. Có trách nhiệm giữ gìn, kiểm kê tài sản tại spa. Xử lý các trường hợp mâu thuẫn xảy ra tại spa giữa các nhân viên hoặc với khách hàng.

Làm thế nào để trở thành một Quản lý spa giỏi

Trước hết bạn phải là một Kỹ thuật viên giỏi. Bởi chỉ khi bạn nắm chắc được kỹ năng của từng nhân viên và kỹ thuật viên thì mới hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, có được những kiến thức nền tảng thì từ đó bạn mới có được những định hướng phát triển đúng đắn. Muốn trở thành một Quản lý spa giỏi, bạn hãy rèn luyện những  yếu tố sau:

  • Biết cách kiềm chế cảm xúc khi xử lý các vấn đề về công việc
  • Có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng
  • Cố gắng lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhân viên. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, vui vẻ.
  • Luôn luôn có tinh thần cầu tiến. Không ngừng trao đổi, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn thông qua các buổi hội thảo, học thuật, sự kiện trong ngành,…

Đăng ký tư vấn

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *