Móng tay có vệt trắng là bệnh gì? nguyên nhân và cách chữa trị

Móng tay không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể. Trong số các dấu hiệu bất thường thường gặp, móng tay có vệt trắng là một hiện tượng phổ biến nhưng ít người thực sự chú ý. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường? Poly K-beauty giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Móng tay có vệt trắng là bệnh gì?

Hiện tượng móng tay có vệt trắng được gọi là Leukonychia trong y học. Tùy vào nguyên nhân gây ra, các vệt trắng trên móng tay có thể chia thành nhiều dạng khác nhau.

Móng tay có vệt trắng là bệnh gì?
Móng tay có vệt trắng là bệnh gì?

Dưới đây là những trường hợp phổ biến nhất:

Do chấn thương nhẹ (Leukonychia punctata)

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các chấm trắng nhỏ xuất hiện do móng bị va đập nhẹ hoặc tổn thương trong quá trình chăm sóc móng (cắt, dũa, làm nail…). Vệt trắng thường không đau, không lan rộng và sẽ biến mất khi móng mọc ra.

Do thiếu hụt dưỡng chất

Một số vệt trắng dạng ngang hoặc đốm lấm tấm có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt các chất quan trọng như:

  • Kẽm: Thiếu kẽm gây rối loạn sắc tố móng.

  • Canxi: Góp phần hình thành cấu trúc móng, móng yếu và dễ đổi màu khi thiếu.

  • Vitamin B12, A, D: Gây khô móng, xuất hiện đốm trắng hoặc sạm màu móng.

  • Sắt: Gây móng nhợt, xuất hiện vệt trắng hoặc lõm.

Do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn

Nấm móng tay có thể làm móng đổi màu, có vệt trắng loang lổ, móng giòn, dễ gãy và bong tróc. Một số vi khuẩn cũng có thể làm móng bị mủn, gây viêm da quanh móng và xuất hiện đốm trắng bất thường.

Cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng

Một số vệt trắng ngang rõ rệt trên móng, xuất hiện đều ở nhiều móng có thể là biểu hiện của bệnh lý tiềm ẩn:

  • Bệnh gan (xơ gan, viêm gan): Móng tay trắng nhợt, đục và xuất hiện vệt trắng.

  • Suy thận mãn tính: Móng có màu nâu đỏ ở đầu móng và trắng ở phần chân móng.

  • Suy tim: Gây rối loạn tuần hoàn, ảnh hưởng đến sắc tố móng.

  • Thiếu máu nghiêm trọng: Dễ gây móng nhợt nhạt, xuất hiện các vệt loang trắng.

Nếu vệt trắng xuất hiện kéo dài, lan rộng hoặc kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, chóng mặt… bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến móng tay có vệt trắng

Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra vệt trắng trên móng tay là bước đầu quan trọng giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Tác động cơ học hoặc thói quen xấu

  • Cắn móng tay, gõ móng vào bàn, bấm móng quá sát.

  • Làm móng tay thường xuyên nhưng không đúng cách.

  • Dùng dụng cụ làm móng không vệ sinh.

Những hành động tưởng chừng nhỏ này lại là nguyên nhân gây tổn thương cho lớp tế bào nền dưới móng, dẫn đến móng tay có vệt trắng.

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt

Chế độ ăn uống không cân bằng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến móng tay có vệt trắng. Khi cơ thể thiếu hụt các vi chất thiết yếu như kẽm, canxi, sắt, protein hay các loại vitamin (A, B12, C, D…), móng tay sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến hiện tượng móng yếu, dễ gãy, khô và xuất hiện các vệt trắng bất thường.

Việc ăn uống thiếu rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và đạm lành mạnh sẽ khiến khả năng tổng hợp keratin – thành phần chính cấu tạo nên móng tay – bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả là móng tay không thể phát triển khỏe mạnh, dễ bị chẻ đôi, sần sùi và xuất hiện các đốm trắng lấm tấm hoặc sọc ngang màu trắng.

Vì vậy, để phòng tránh tình trạng móng tay có vệt trắng, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất, ưu tiên thực phẩm tự nhiên, ít chế biến. Đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vi chất tốt cho móng như:

  • Kẽm: Có trong hàu, thịt đỏ, hạt bí, đậu nành.

  • Canxi: Từ sữa, phô mai, sữa chua, cải xoăn, hạnh nhân.

  • Vitamin A: Có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, gan động vật.

  • Vitamin B12: Từ trứng, cá hồi, thịt bò, gan.

  • Vitamin C: Giúp tăng hấp thu sắt, có nhiều trong cam, dâu tây, ớt chuông.

  • Protein: Đóng vai trò chính trong cấu tạo móng, cần có trong mỗi bữa ăn.

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì thói quen ăn đúng giờ, uống đủ nước, hạn chế thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và nuôi dưỡng móng từ bên trong.

Tác động từ hóa chất độc hại

  • Dùng sơn móng tay, nước tẩy móng chứa hóa chất mạnh.

  • Thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, nước rửa chén, nước tẩy rửa mà không đeo găng tay bảo vệ.

  • Làm việc trong môi trường chứa hóa chất công nghiệp.

Các hóa chất này ăn mòn lớp keratin bảo vệ móng, làm móng mất màu, xuất hiện đốm trắng và thậm chí là nứt móng.

Các bệnh lý nền

  • Bệnh về gan, thận, tim mạch, tuyến giáp.

  • Rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc (hóa trị, kháng sinh mạnh…).

Xem thêm: Cách chọn form móng tay phù hợp với từng dáng tay giúp bàn tay thon dài

Cách chữa trị móng tay có vệt trắng hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân, việc điều trị móng tay có vệt trắng có thể đơn giản tại nhà hoặc cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là các phương pháp phổ biến nhất:

Chữa tại nhà nếu do nguyên nhân nhẹ

Cách chữa trị móng tay có vệt trắng hiệu quả
Cách chữa trị móng tay có vệt trắng hiệu quả
  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn đa dạng các thực phẩm giàu kẽm (hàu, hạt bí, đậu), canxi (sữa, rau lá xanh), vitamin B12 (thịt đỏ, trứng), vitamin A/D (gan cá, lòng đỏ trứng).

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Giúp móng không bị khô, dễ nứt.

  • Nghỉ ngơi móng: Tránh dùng móng để mở nắp, cạy vật, gõ bàn phím quá mạnh…

Dưỡng móng bằng phương pháp tự nhiên

Cách chữa trị móng tay có vệt trắng hiệu quả
Cách chữa trị móng tay có vệt trắng hiệu quả
  • Dầu dừa, dầu ô liu: Dưỡng ẩm sâu, làm móng bóng khỏe và hỗ trợ phục hồi vệt trắng.

  • Nha đam: Làm dịu móng, giúp loại bỏ đốm trắng.

  • Vitamin E: Có thể thoa trực tiếp hoặc bổ sung bằng viên nang để phục hồi móng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

  • Vệt trắng lan rộng, xuất hiện ở nhiều móng.

  • Móng bị đổi màu, bong tróc, đau hoặc sưng viêm.

  • Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, vàng da, chóng mặt…

Lúc này, cần xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan, thận, tim… để xác định bệnh lý tiềm ẩn.

Điều trị theo bệnh lý nền (nếu có)

  • Thiếu chất: Bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung chất cần thiết qua viên uống.

  • Nấm móng: Dùng thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc uống.

  • Bệnh lý gan, thận, tim: Điều trị theo phác đồ của chuyên khoa tương ứng.

Việc điều trị toàn diện sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó móng tay có vệt trắng cũng sẽ dần biến mất.

Xem thêm: 10 dụng cụ cơ bản làm nail cho người mới bắt đầu 

Cách phòng ngừa móng tay có vệt trắng

Chăm sóc móng đúng cách

Một trong những cách quan trọng giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng móng tay có vệt trắng chính là duy trì thói quen chăm sóc móng đúng cách mỗi ngày. Móng tay khỏe mạnh không chỉ giúp bạn tự tin về ngoại hình. Mà còn phản ánh phần nào sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Cắt móng thường xuyên, đúng kỹ thuật
Nên duy trì thói quen cắt móng tay định kỳ (1–2 tuần/lần) để móng không bị quá dài. Tránh tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn dưới móng. Khi cắt, nên dùng dụng cụ sắc bén, cắt theo đường cong tự nhiên của móng. Điều đó giúp hạn chế hiện tượng xước hoặc gãy.

Bảo vệ móng khỏi hóa chất và nước lâu
Khi làm việc nhà như rửa bát, giặt quần áo, lau dọn… hãy đeo găng tay cao su để bảo vệ móng khỏi tác động của hóa chất tẩy rửa và nước. Việc tiếp xúc thường xuyên với nước và xà phòng sẽ khiến móng bị khô, dễ giòn. Thậm chí bong lớp sừng bảo vệ và xuất hiện các vệt trắng li ti.

Hạn chế làm móng quá thường xuyên
Việc sơn móng tay liên tục hoặc sử dụng gel, bột đắp móng. Trong thời gian dài có thể khiến móng yếu, mất đi độ ẩm tự nhiên và dễ xuất hiện tổn thương. Hãy dành cho móng thời gian nghỉ ngơi giữa các lần làm nail để phục hồi và tái tạo.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Bổ sung đầy đủ protein, khoáng chất, vitamin trong mỗi bữa ăn.

  • Uống từ 1.5–2 lít nước mỗi ngày.

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc đường.

Hạn chế sử dụng hóa chất mạnh

  • Tránh sơn móng tay liên tục, nhất là với sơn chứa formaldehyde.

  • Không tẩy móng quá thường xuyên.

  • Ưu tiên các sản phẩm chăm sóc móng tự nhiên, lành tính.

Khám sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề liên quan đến gan, thận, tim… Từ đó kiểm soát tốt tình trạng móng tay có vệt trắng nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Móng tay có vệt trắng không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng cũng không nên xem nhẹ. Đôi khi đây chỉ là dấu hiệu của chấn thương nhỏ hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Song cũng có thể là “hồi chuông cảnh báo” của các bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể.

Hãy học cách lắng nghe cơ thể qua từng chi tiết nhỏ như móng tay. Chăm sóc móng đúng cách và chủ động điều trị khi có dấu hiệu bất thường. Nếu còn nghi ngờ, tốt nhất nên đến bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Mặt nạ có giúp trị mụn không? Cách chọn sản phẩm phù hợp cho da dầu mụn

Ưu đãi hấp dẫn chỉ có tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic

ĐĂNG KÝ POLY K-BEAUTY NGAY, NHẬN ƯU ĐÃI LIỀN TAY!

Ưu đãi 10% khi nhập học tại Poly K-Beauty
Ưu đãi 10% khi nhập học tại Poly K-Beauty

Giảm ngay 10% cho các bạn mới nhập học bộ môn Chăm sóc Sức khoẻ & Làm đẹp (Poly K-Beauty) tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic với 04 chương trình học nghề làm đẹp theo tiêu chuẩn quốc tế:

Đăng ký tư vấn

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *