Móng tay yếu nên ăn gì? những loại thực phẩm giúp móng tay luôn khoẻ

Móng tay không chỉ là một phần nhỏ của cơ thể mà còn là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, gặp tình trạng móng tay yếu, dễ gãy, giòn, khô xước, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong số các nguyên nhân dẫn đến móng yếu, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng là yếu tố thường bị bỏ qua.

Vậy móng tay yếu nên ăn gì để luôn chắc khỏe, sáng bóng và dẻo dai? Câu trả lời nằm trong chính bữa ăn hằng ngày của bạn. Poly K-Beauty sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến móng yếu, những thực phẩm nên bổ sung và cách xây dựng thực đơn phù hợp để cải thiện tình trạng móng hiệu quả từ bên trong.

Nguyên nhân khiến móng tay yếu, dễ gãy

Trước khi tìm hiểu móng tay yếu nên ăn gì, bạn cần hiểu rõ lý do vì sao móng tay lại dễ bị hư tổn.

Nguyên nhân khiến móng tay yếu, dễ gãy
Nguyên nhân khiến móng tay yếu, dễ gãy

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Cấu tạo của móng tay chủ yếu là keratin, một loại protein có chức năng bảo vệ. Khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như biotin, vitamin A, B, C, D, sắt, kẽm, canxi, móng sẽ không thể phát triển chắc khỏe, dễ dẫn đến tình trạng khô, giòn và bong tróc.

Tiếp xúc hóa chất thường xuyên

Việc thường xuyên sơn móng tay, dùng nước rửa chén, xà phòng, dung dịch tẩy rửa mà không bảo vệ tay có thể khiến móng bị bào mòn và khô yếu theo thời gian.

Thiếu độ ẩm

Móng cũng cần được cấp nước đầy đủ như da. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc móng tiếp xúc quá nhiều với nước và sau đó không được dưỡng ẩm, sẽ dẫn đến tình trạng dễ gãy và bong tróc.

Các yếu tố sức khỏe khác

Một số bệnh lý như thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, hội chứng Raynaud cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của móng tay. Ngoài ra, tuổi tác và thói quen cắn móng tay cũng góp phần làm móng suy yếu.

Xem thêm: Cách chọn form móng tay phù hợp với từng dáng tay giúp bàn tay thon dài

Móng tay yếu nên ăn gì? 10+ loại thực phẩm giúp móng chắc khỏe từ gốc

Chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện sức khỏe móng. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên bổ sung thường xuyên nếu muốn móng tay trở nên khỏe đẹp.

Móng tay yếu nên ăn gì? 10+ loại thực phẩm giúp móng chắc khỏe từ gốc
Móng tay yếu nên ăn gì? 10+ loại thực phẩm giúp móng chắc khỏe từ gốc

Trứng – nguồn protein và biotin dồi dào

Trứng là thực phẩm giàu protein và biotin, hai thành phần cốt lõi giúp sản xuất keratin – nguyên liệu chính cấu tạo nên móng tay. Ăn trứng thường xuyên sẽ giúp móng phát triển nhanh hơn, dày và ít bị gãy.

Sữa chua – tăng cường khoáng chất và độ ẩm cho móng

Sữa chua chứa canxi, kẽm, magie, vitamin D và B9, giúp nuôi dưỡng móng chắc khỏe từ bên trong. Không những thế, bạn có thể dùng sữa chua không đường để dưỡng móng tay bên ngoài, giúp giảm khô, nứt nẻ.

Cà chua – cung cấp biotin và lycopene

Không chỉ là nguồn vitamin A và C tuyệt vời, cà chua còn chứa biotin – dưỡng chất giúp móng chắc khỏe và sáng bóng. Bạn có thể ăn sống, làm salad hoặc ngâm móng trong nước ép cà chua.

Các loại đậu – giàu vitamin B và sắt

Đậu nành, đậu đỏ, đậu đen… là nguồn vitamin B-complex, đặc biệt là biotin, B12, folate. Giúp phục hồi cấu trúc móng và ngăn ngừa hiện tượng gãy, xước. Đồng thời, lượng sắt trong đậu giúp lưu thông máu tốt, thúc đẩy quá trình tái tạo.

Xem thêm: 10 dụng cụ cơ bản làm nail cho người mới bắt đầu

Thực phẩm nên hạn chế nếu không muốn móng tay yếu hơn

Bên cạnh việc tăng cường những thực phẩm có lợi cho móng. Bạn cũng cần lưu ý hạn chế một số nhóm thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe móng tay. Việc tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm này không chỉ gây mất cân bằng dinh dưỡng mà còn làm suy yếu cấu trúc móng. Khiến móng trở nên khô, giòn, dễ bong tróc hoặc chậm phát triển.

Thực phẩm nên hạn chế nếu không muốn móng tay yếu hơn
Thực phẩm nên hạn chế nếu không muốn móng tay yếu hơn

Xem thêm: Móng tay có vệt trắng là bệnh gì? nguyên nhân và cách chữa trị

Đường tinh luyện và thức ăn nhanh

Đây là hai “thủ phạm” hàng đầu gây hại cho móng tay mà nhiều người thường bỏ qua. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện, như bánh ngọt, nước ngọt có gas, kẹo hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Cơ thể sẽ đối mặt với tình trạng tăng đột biến lượng đường huyết. Điều này gây cản trở quá trình hấp thu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie và kẽm. Các dưỡng chất cần thiết cho móng khỏe.

Tương tự, thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa, natri và chất bảo quản. Làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm lành mạnh khác. Điều này dẫn đến móng tay kém phát triển, xỉn màu, dễ mỏng và nứt gãy.

Xem thêm: móng chân bị đen là bênh gì? nguyên nhân và cách chữa trị

Rượu, bia và cà phê

Dù là thói quen phổ biến hàng ngày, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê, bia rượu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe móng tay. Caffeine và cồn có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Điều này không chỉ làm da khô mà còn khiến móng mất đi độ ẩm cần thiết. Dẫn đến tình trạng giòn, dễ bong lớp sừng móng.

Ngoài ra, cả rượu và cà phê đều có thể ức chế hấp thu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B7 (biotin). Dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hình thành keratin trong móng. Thiếu biotin kéo dài có thể khiến móng mềm, mỏng, dễ tách lớp.

Chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là nguồn vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ quan trọng giúp thải độc. Tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào – bao gồm cả tế bào cấu thành móng tay. Nếu chế độ ăn của bạn thiếu hụt nhóm thực phẩm này, cơ thể sẽ dần rơi vào tình trạng thiếu hụt vitamin C, A, E và các khoáng chất. Như sắt, magie, khiến móng chậm mọc, mờ xỉn và dễ bị hư tổn do tác động từ môi trường.

Ngoài ra, rau quả còn hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, giúp chất dinh dưỡng được vận chuyển đến đầu ngón tay – nơi móng mọc ra – hiệu quả hơn.

Mẹo chăm sóc móng tay từ ngoài vào trong

Dù chế độ dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng giúp nuôi dưỡng móng tay chắc khỏe từ bên trong. Nhưng nếu không kết hợp với thói quen chăm sóc từ bên ngoài, móng tay vẫn có thể yếu, giòn hoặc dễ bị tổn thương.

Mẹo chăm sóc móng tay từ ngoài vào trong
Mẹo chăm sóc móng tay từ ngoài vào trong

Dưới đây là những mẹo chăm sóc móng tay hiệu quả, giúp bạn bảo vệ và nuôi dưỡng bộ móng toàn diện:

Luôn mang găng tay khi làm việc nhà

Hóa chất trong nước rửa chén, nước lau sàn và các sản phẩm tẩy rửa khác. Có thể khiến móng tay bị khô, giòn và dễ bong tróc. Ngoài ra, việc ngâm tay trong nước lâu cũng làm lớp sừng bảo vệ móng bị tổn thương. Chính vì vậy, hãy tạo thói quen đeo găng tay cao su khi rửa bát, giặt đồ hoặc lau dọn nhà cửa. Để bảo vệ móng tay khỏi những tác động hóa học và cơ học không mong muốn.

Dưỡng ẩm móng tay mỗi tối

Giống như làn da, móng tay cũng cần được dưỡng ẩm thường xuyên. Điều đó giúp duy trì độ đàn hồi và vẻ ngoài bóng khỏe. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng chuyên dụng chứa lanolin, vitamin E. Hoặc dầu dừa nguyên chất để thoa lên móng và vùng da xung quanh trước khi đi ngủ. Việc này giúp cung cấp độ ẩm sâu, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. hay tình trạng xước móng hoặc lớp biểu bì khô sần.

Không sử dụng móng tay như một công cụ

Một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải là dùng móng tay để cạy, bật, gẩy hoặc mở nắp đồ vật. Hành động này tuy tiện lợi nhưng về lâu dài sẽ gây áp lực lên thân móng và chân móng. Dễ dẫn đến hiện tượng gãy móng, tổn thương phần mô xung quanh, thậm chí là nhiễm trùng. Hãy nhớ rằng móng tay không được sinh ra để thay thế dụng cụ!

Cắt và giũa móng định kỳ

Việc cắt và dũa móng đúng cách không chỉ giúp móng gọn gàng, thẩm mỹ. Mà còn hạn chế nguy cơ móng bị gãy do va chạm. Bạn nên cắt móng khoảng mỗi 1–2 tuần một lần, giũa theo chiều một chiều (tránh kéo qua lại) để tránh gây tách lớp sừng móng. Tránh để móng quá dài nếu bạn thường xuyên làm việc tay hoặc vận động mạnh. Vì móng dài dễ bị va đập gây tổn thương.

Hạn chế sử dụng sơn móng và chất tẩy sơn

Sơn móng tay giúp tăng tính thẩm mỹ, nhưng việc lạm dụng sơn móng và chất tẩy acetone có thể làm móng mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên giòn và dễ bong tróc. Nếu thường xuyên sơn móng, bạn nên:

  • Giữ khoảng cách ít nhất 7–10 ngày giữa các lần sơn.

  • Ưu tiên sử dụng nước tẩy sơn không chứa acetone.

  • Sử dụng sơn dưỡng hoặc base coat trước khi sơn màu để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

Bổ sung thực phẩm chức năng khi cần thiết

Nếu chế độ ăn chưa đủ đáp ứng các vi chất cần thiết cho móng. Hoặc bạn gặp tình trạng móng yếu kéo dài, có thể cân nhắc sử dụng viên uống bổ sung. Ví dụ như Biotin, Collagen, Kẽm hoặc Vitamin B complex. Tuy nhiên, việc dùng thực phẩm chức năng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Điều đó giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Kết luận

Vậy móng tay yếu nên ăn gì? Câu trả lời là hãy ưu tiên các thực phẩm giàu biotin, protein, sắt, kẽm, vitamin A, C, D. Cùng những chất béo lành mạnh như omega-3. Kết hợp với việc uống đủ nước, chăm sóc móng đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng móng yếu, khô, dễ gãy một cách hiệu quả.

Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong bữa ăn mỗi ngày. Và bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt không chỉ ở móng tay mà còn ở làn da và mái tóc của mình!

Ưu đãi hấp dẫn chỉ có tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic

ĐĂNG KÝ POLY K-BEAUTY NGAY, NHẬN ƯU ĐÃI LIỀN TAY!

Ưu đãi 10% khi nhập học tại Poly K-Beauty
Ưu đãi 10% khi nhập học tại Poly K-Beauty

Giảm ngay 10% cho các bạn mới nhập học bộ môn Chăm sóc Sức khoẻ & Làm đẹp (Poly K-Beauty) tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic với 04 chương trình học nghề làm đẹp theo tiêu chuẩn quốc tế:

Đăng ký tư vấn

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *