Bảo vệ da khỏi tia UV nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Kem chống nắng là giải pháp tối ưu giúp bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh sáng mặt trời. Trên thị trường, kem chống nắng có 2 dòng chủ yếu là: Kem chống nắng vật lý, Kem chống nắng hóa học. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt và tác dụng từng loại kem mang lại. Hãy cùng Poly K-Beauty tìm hiểu chi tiết tác dụng của từng loại kem chống nắng ngay sau đây nhé.
Mục lục
KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ KEM CHỐNG NẮNG HÓA HỌC
-
Kem chống nắng vật lý – Bức xạ ánh sáng
Có thành phần Oxit Kẽm (ZnO) hoặc Titanium Dioxide (TiO2) siêu mịn đục làm phân tán hoặc phản xạ lại các tia sáng có thể nhìn thấy được và tia UV gây bức xạ ánh sáng. Titanium Dioxide là thành phần không chứa dầu giúp làn da thông thoáng và ngăn ngừa được các vấn đề “biểu tình” của mụn. Bên cạnh đó Oxit Kẽm có khả năng kháng khuẩn giúp quá trình làm lành vết thương trên da nhanh hơn. Cơ chế hoạt động tạo thành 1 hàng rào bảo vệ da khỏi tia UV theo cơ chế phản xạ. Các tia này khi chiếu vào sẽ bị phản xạ ngược trở lại hoàn toàn theo 1 hướng khác.
Ưu điểm: Kem chống nắng vật lý có 4 ưu điểm chính.
- Ít gây kích ứng da, phù hợp với các cô nàng sở hữu làn da nhạy cảm.
- Thời gian tác dụng lâu dài tạo thành lớp khiên bảo vệ da khỏi sự tấn công trực tiếp từ tia UVA và tia UVB.
- Dễ bảo quản sản phẩm.
- Kẽm oxit có khả năng kháng viêm, giúp làm dịu da mụn.
Nhược điểm: Chống nắng vật lý có độ chống nắng thấp vì kẽm oxit hay titanium dioxide là các chất không tan, nếu điều chế hàm lượng cao sẽ gây vón cục.
2. Kem chống nắng hóa học – Hấp thụ tia tử ngoại
Kem chống nắng hóa học là những dạng kem như: Sun Cream, Sun Milk…Vì có thêm thành phần Methylanthyaniiate giúp bảo vệ da khỏi tia tử ngoại bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và được ưu ái hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.
Ưu điểm:
- Vì thành phần thường có Avobenzone, Oxybenzone nên không gây vệt trắng trên da và không gây bóng nhờn.
- Kem chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
- Phù hợp với da mụn, da dầu.
- Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
- Có thể bào chế được các loại KCN với SPF tùy ý.
Nhược điểm:
- Thời gian sử dụng ngắn cần bổ sung các lớp liên tục để duy trì tác dụng.
- Khả năng gây kích ứng cao vì thế phù hợp với da mụn, da dầu.
- Điều kiện bảo quản khắt khe hơn so với kem chống nắng vật lý.
SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG ĐÚNG CÁCH
- Nên sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút.
- Số lần sử dụng kem chống nắng trong ngày phụ thuộc vào cường độ năng lượng mặt trời.
- Khi thoa lại lần tiếp theo kem chống nắng hãy rửa nhẹ qua mặt bằng nước ấm.
- Kết hợp viên uống chống nắng nội sinh để đạt kết quả cao hơn.
- Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số từ SPF 20 trở lên.
Những thông tin Poly K-Beauty đã nêu trên, sẽ giúp bạn biết phân biệt và cách sử dụng từng loại kem. Hãy lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình nhé.