Phân biệt mụn cóc và mụn thông thường? Cách nhận biết và xử lý đúng cách
Mụn cóc và mụn thông thường là hai vấn đề về da thường gặp. Nhưng có đặc điểm và cách xử lý rất khác nhau. Dù cả hai loại mụn này đều xuất hiện trên da. Nhưng chúng không chỉ khác nhau về nguyên nhân gây ra mà còn về hình dáng. Mức độ ảnh hưởng và phương pháp điều trị. Việc phân biệt mụn cóc và mụn thông thường giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da của mình. Mà còn giúp bạn có cách xử lý đúng đắn. Tránh tình trạng điều trị sai cách dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Cùng Poly K-Beauty tìm hiểu về mụn cóc ở mặt nhé !
Mục lục
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (hay còn gọi là warts) là một loại u da bén, do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhỏ hoặc vùng da bị tổn thương. Mụn cóc thường xuất hiện ở các vùng da như tay, chân, hoặc thậm chí là mặt.

Đặc điểm của mụn cóc:
Hình dạng: Mụn cóc thường có bề mặt sần sùi, nhô cao và có thể xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều đốm nhỏ. Một số mụn cóc có hình tròn hoặc hình dạng bất đối xứng. Có thể có các vết nứt hoặc lỗ nhỏ trên bề mặt.
Màu sắc: Mụn cóc có thể có màu sắc gần giống với màu da xung quanh, đôi khi hơi vàng hoặc nâu.
Vị trí xuất hiện: Mụn cóc thường mọc ở các vùng da như lòng bàn tay, bàn chân hoặc những nơi tiếp xúc với các bề mặt ẩm ướt.
Mụn thông thường là gì?
Một vấn đề về da phổ biến do sự tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn. Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường thấy nhiều nhất ở thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì.
Đặc điểm của mụn thông thường:
Hình dạng: Mụn trứng cá có nhiều dạng khác nhau, bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm (mụn bọc) và mụn mủ. Các loại mụn này thường xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ, đỏ và có thể có nhân mủ ở trung tâm.
Màu sắc: Mụn thường có màu đỏ, hoặc có thể xuất hiện mủ trắng, nhô cao.
Vị trí xuất hiện: Mụn thông thường thường mọc ở những vùng da nhiều dầu như mặt, lưng, ngực, vai hoặc cổ.
Xem thêm: Cách xử lý triệt để tất cả các loại mụn trên da mặt hiệu quả, nhanh chóng nhất
Cách phân biệt mụn cóc và mụn thông thường
Mặc dù cả hai loại mụn này đều có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng chúng có thể được phân biệt qua một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Nguồn gốc:
- Mụn cóc: Do virus HPV gây ra, thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với người có mụn cóc hoặc bề mặt bị nhiễm khuẩn.
- Mụn thông thường: Do sự tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn, thường gặp ở những người có làn da dầu hoặc có vấn đề về hormone.
- Hình dạng và bề mặt:
- Mụn cóc: Sần sùi, có thể có các vết nứt hoặc lỗ nhỏ trên bề mặt, thường có dạng cục nhỏ nhô lên khỏi da.
- Mụn thông thường: Mịn và phẳng hơn, có thể có đầu mụn hoặc mủ, xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ hoặc trắng.
- Vị trí:
- Mụn cóc: Thường xuất hiện trên tay, chân hoặc những vùng da tiếp xúc với vi khuẩn, ẩm ướt.
- Mụn thông thường: Thường xuất hiện trên mặt, lưng, vai hoặc vùng chữ T nơi có tuyến dầu hoạt động mạnh.
- Cảm giác:
- Mụn cóc: Có thể gây cảm giác cứng, thô và hơi đau khi chạm vào.
- Mụn thông thường: Thường gây sưng đỏ, đau hoặc có thể có mủ khi vỡ ra.
Cách xử lý mụn cóc và mụn thông thường

Cách xử lý mụn cóc:
Mụn cóc cần phải được điều trị bằng cách tiêu diệt virus HPV gây ra chúng. Một số phương pháp điều trị mụn cóc bao gồm:
- Sử dụng thuốc mỡ hoặc dung dịch chấm mụn cóc: Thuốc chứa axit salicylic hoặc cantharidin có thể giúp làm mềm mụn cóc và loại bỏ chúng theo thời gian.
- Cryotherapy (Liệu pháp lạnh): Là phương pháp đông lạnh mụn cóc bằng nitơ lỏng để phá hủy mô da bị nhiễm trùng.
- Phẫu thuật: Nếu mụn cóc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể dùng dao phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Khi nào nên điều trị các loại mụn cóc?
Thông thường, thời gian ủ bệnh của mụn cóc là từ 1 – 3 tháng. Sau đó mụn nổi lên các vị trí khác nhau. Có khoảng 70% các trường hợp. Triệu chứng mụn cóc sẽ tự mất sau 2 năm mà không cần điều trị. Có khoảng 25% mụn cóc tự cải thiện sau 3 – 6 tháng. 65% mụn cóc còn lại có thể khỏi trong vòng 2 năm. Đôi khi, cũng có trường hợp mụn cóc cần tới khoảng 5 năm để tự hết. Đặc biệt là mụn cóc ở những khu vực dễ bị ma sát.
Mặc dù mụn cóc có thể tự hết. Nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, sinh hoạt và sự tự tin của người bệnh. Vì vậy, trường hợp mụn tái phát hoặc nổi nhiều, dày đặc ở một số vị trí khác nhau. Thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được điều trị tận gốc. Cách điều trị phụ thuộc vào loại mụn, vị trí và triệu chứng của nó. Bệnh nhân cần tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ ngang.
Xem thêm: Bí kíp giúp da mặt luôn mịn màng, căng sáng
Cách điều trị mụn cơm tại nhà
Một số mẹo trị mụn cóc tại nhà mà bạn có thể thực hiện gồm:
Dùng tỏi: Thành phần chính trong tỏi là allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm tốt. Dân gian đã tận dụng đặc tính này của tỏi để loại bỏ các nốt mụn hạt cơm. Để trị mụn cơm, bạn chỉ cần giã nát tỏi, lấy nước cốt thoa lên các nốt mụn. Để khoảng 2 – 3 tiếng rồi rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện sẽ giúp bạn dần thấy có hiệu quả rõ rệt;
Đắp lá tía tô: Bạn giã nát lá tía tô, đắp lên các nốt mụn rồi dùng vải mềm quấn hoặc gạc nhằm cố định tốt. Tốt nhất bạn nên đắp lá tía tô vào buổi tối để tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nên đắp liên tục vài tuần, mụn sẽ teo dần và tự bong ra;
Sử dụng vỏ chuối xanh: Bạn có thể lột vỏ chuối xanh, chà xát mặt trong vỏ chuối lên các nốt mụn (sau khi đã rửa sạch khu vực bị mụn cóc). Bạn cần giữ nguyên nhựa chuối sau khi thực hiện chà xát nốt mụn. Thực hiện 2 lần/ngày, sau vài tuần bạn sẽ thấy mụn cơm dần dần biến mất;
Dùng giấm táo: Thành phần axit malic và axit lactic trong giấm có tác dụng ăn mòn mụn cóc. Bạn nên bôi giấm táo lên các nốt mụn cơm khoảng 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh hơn;
Dùng nha đam: Bạn bẻ lá nha đam, để chất nhựa trong suốt nhỏ lên trên các nốt mụn. Axit trong nhựa nha đam có thể làm các vết mụn cơm tiêu dần.
Cách điều trị mụn cóc tại bệnh viện
Khi đi khám, bạn có thể được bác sĩ chỉ định một số biện pháp điều trị mụn cóc như sau:
- Sử dụng acid salicylic: Hầu hết các loại kem, gel và thuốc trị mụn cóc không kê đơn đều có chứa acid salicylic. Khi sử dụng thuốc bôi, bạn chú ý bảo vệ vùng da xung quanh mụn bởi acid salicylic có thể phá hủy làn da khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn không nên sử dụng chất này trên mặt. Để tăng hiệu quả điều trị thì trước khi thoa thuốc bạn nên ngâm mụn cơm trong nước khoảng 5 phút. Sử dụng thuốc mỗi ngày trong khoảng 3 tháng; nếu da bị đau thì ngừng điều trị;
- Liệu pháp áp lạnh: Bác sĩ phun nitơ lên mụn cơm để phá hủy các tế bào. Với mụn lớn, bác sĩ có thể sẽ cần gây tê cục bộ, phun nitơ vài lần;Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị mụn cóc khác không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Trong thủ thuật này, người bệnh được gây tê tại chỗ, bác sĩ dùng dao loại bỏ mụn cóc. Sau khi phẫu thuật, người bệnh được chỉ định bôi kem tại chỗ để loại bỏ hoàn toàn mụn cơm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser để đốt mụn cóc.
Cách xử lý mụn thông thường:
Mụn thông thường có thể được điều trị tại nhà hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Sử dụng thuốc bôi chứa benzoyl peroxide hoặc retinoids. Đây là các loại thuốc giúp giảm viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Sử dụng các sản phẩm chứa AHA/BHA. Các sản phẩm chứa axit glycolic hoặc salicylic giúp tẩy tế bào chết, giảm mụn và làm sáng da.
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc uống. Trong trường hợp mụn viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị mụn dạng viên.
Việc phân biệt mụn cóc và mụn thông thường rất quan trọng. Trong việc chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. Mụn cóc là do virus gây ra và cần phải điều trị chuyên biệt. Trong khi mụn thông thường là kết quả của sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc da thông thường. Nếu không chắc chắn về tình trạng da của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Ưu đãi hấp dẫn chỉ có tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic
ĐĂNG KÝ POLY K-BEAUTY NGAY, NHẬN ƯU ĐÃI LIỀN TAY!

Giảm ngay 10% cho các bạn mới nhập học bộ môn Chăm sóc Sức khoẻ & Làm đẹp (Poly K-Beauty) tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic với 04 chương trình học nghề làm đẹp theo tiêu chuẩn quốc tế: