Những hiểu lầm về nghề làm đẹp
Xã hội ngày càng phát triển, tư duy quan điểm của mỗi cá nhân cũng vì thế mà trở nên “thoáng” hơn. Tuy nhiên, nghề làm đẹp vẫn phải chịu những ánh mắt chỉ trích không chỉ đến từ xã hội mà ngay ở chính người thân trong gia đình.
Đua đòi, diêm dúa
Quan điểm cổ hủ đã ảnh hưởng sâu sắc tới cách nghĩ của người Việt nói riêng hay người Châu Á nói chung. Phần lớn cho rằng, trang điểm, thẩm mỹ hay làm đẹp là việc hết sức đua đòi, thể hiện một người diêm dúa, không đứng đắn, nghiêm trang. Nhưng trên thực tế chính nhờ makeup hay làm đẹp đã khiến con người ta trở nên tự tin hơn, yêu bản thân hơn và đã thay đổi cả cuộc đời họ.
Việc suy nghĩ hùa theo số đông, đánh giá một cách phiến diện như vậy đã dựng lên những bức tường ngăn cản đam mê và khát khao được thử của những bạn trẻ. Khiến một thế hệ “ngại” tất cả mọi thứ, “ngại” tạo nên chính cuộc đời mình.
“Đầy tớ” của xã hội
Với góc nhìn chủ quan, họ chỉ thấy những người làm trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc con người này không đàng hoàng, chỉ biết “sai đâu làm đó”. Nhưng thực chất để trở thành một chuyên viên làm đẹp không chỉ phải đạt những yêu cầu chuyên môn về da, mỹ phẩm cũng như về máy móc thiết bị mà còn phải giữ cho mình một cái “duyên” trong giao tiếp, tư vấn và chăm sóc khách hàng, hơn hết phải không ngừng học hỏi, cập nhật “trend” làm đẹp mới hàng ngày.
Chính vì vậy mà có rất nhiều trường, trung tâm đào tạo ngành nghề tiềm năng này. Trong đó phải kể đến Poly K-Beauty. Một môi trường đào tạo trong lòng doanh nghiệp, mang tới cho sinh viên không gian học tập năng động, sáng tạo, học nhanh nhưng sâu-làm sớm nhưng vững và nhanh chóng có được công việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Vô học mới làm nghề này
“Sao lại tuyển sinh dễ như vậy ?” Hay “Học giỏi thì làm nghề này chi ?” Nhiều người đã cười nhạo và hỏi như thế. Câu trả lời là vì đây là ngành còn khá mới và đang thiếu nguồn nhân lực lớn nên các bạn trẻ sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn, và hơn hết là vì đam mê và yêu thích. Có những bạn sinh viên đã từ bỏ ngôi trường Luật, Bách Khoa… danh giá để tìm cho mình một bến đỗ mới- ngành làm đẹp.
Điển hình như Nguyễn Thị Trà My, ở tuổi 22 đã quyết định cất đi tấm bằng cử nhân ngành kế toán ĐH Điện Lực để theo đuổi đam mê ngành làm đẹp tại Poly K-Beauty, đã chứng minh “Không phải vô học mà là vì đam mê mới làm nghề này”
Con trai là cấm kỵ
Xã hội luôn nhắc về sự bình đẳng giới nhưng còn sự bình đẳng giới ở đâu trong nghề nghiệp. Tại sao chỉ có nữ mới được làm nghề liên quan đến làm đẹp, thêu thùa hay nấu ăn,…Còn nam giới phải học cơ khí, điện tử, kỹ thuật…Và cũng chính bởi những định kiến ấy, con người đã tự giới hạn khả năng vô hạn của chính mình.
Huỳnh Bảo Việt – Cử nhân Luật, một học viên xuất sắc lớp Chăm sóc da & Spa K3 đã “đạp đổ” định kiến ấy và quyết tâm theo đuổi bằng được đam mê của bản thân. “Tin tưởng lựa chọn Poly K-Beauty là bến đỗ mới trong hành trình khó khăn này là quyết định sáng suốt nhất của tuổi 22, nơi em được học, được sống với tất cả đam mê”-Bảo Việt xúc động chia sẻ.
Với những chia sẻ trên mong rằng bạn đã có thể hiểu thêm và giữ cho mình một ánh nhìn văn minh hơn về mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành làm đẹp. Chỉ cần bạn muốn, không quan tâm là bất cứ bức tường nào, nỗ lực và luôn tiến về phía trước, chứng minh ước mơ ấy cho họ thấy…