Những dấu hiệu cho thấy da nên/không nên peeling khi muốn chăm sóc da

Bạn chưa biết phương pháp peeling là gì? Bạn còn đang băn khoăn không biết bản thân mình có nên hay không peeling da hay không? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin nêu dưới đây, để bản thân tự lựa chọn cách chăm sóc da nhé! Ngoài ra, Poly K-Beauty sẽ hướng dẫn cách peel da (thay da sinh học) tại nhà.

Peeling là gì? Peeling là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học tự nhiên, tác động lên bề mặt da giúp lột, bóc ra những lớp da, biểu bì già cỗi nhằm đẩy đi những lớp bụi bẩn, bã nhờn bám trên da, thúc đẩy thay da và tái tạo làn da mới. Phương pháp sử dụng peeling để tẩy tế bào chết cũng được chia làm 2 loại riêng biệt:

  • Peeling dạng lột: Sử dụng như một loại mặt nạ dưỡng da kết hợp thêm bước lột mặt nạ ra với dụng cụ hỗ trợ là các loại sản phẩm có dạng gel lỏng. Thoa gel lỏng lên mặt, chờ gel khô lại thì lột ra. Lớp mặt nạ được lột ra sẽ kéo theo bụi bẩn, da chết, chất bã nhờn…
  • Peeling dạng kì: Bạn cũng sẽ phải sử dụng đến các loại mỹ phẩm chuyên dụng được điều chế ở dạng nước hoặc gel. Sau khi thoa lên mặt, phần gel sẽ từ từ vón cục lại với những bụi bẩn, da chết, chất bã nhờn…

Chăm sóc da

Peeling có thực sự tốt cho việc chăm sóc làn da?

Peeling da hoàn toàn tốt cho da mặt, có công dụng làm sạch da, loại bỏ thế bào sừng và cải thiện nếp nhăn cho da hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần biết cách peeling đúng cách giúp da phục hồi hiệu quả

  • Độ “nặng đô” của peeling được đánh giá là khá nhẹ do không tác dụng triệt để lên da, đặc biệt là để tẩy tế bào chết da mặt ở những vùng như khóe mũi, khóe miệng.
  • Nếu vô tình và không cẩn thận, bạn sẽ làm gel peeling dính vào lông mày, chân tóc… Lúc này thì quyết định lột luôn cả phần lông mày và tóc sẽ làm bạn “đau khổ” lắm đấy !

Chăm sóc da

  • Khác với những hạt nhựa công nghiệp có trong các sản phẩm tẩy tế bào chết khác, sản phẩm dành cho phương pháp peeling không gây tổn hại cho da bởi sự chà xát của các hạt nhựa với da là không hề có.
  • Phương pháp peeling sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng đang chăm sóc da nhạy cảm, da kích ứng… vì động tác thực hiện hoàn toàn êm ái, nhẹ nhàng, không cào xước trên da.

Các trường hợp nên thực hiện peel da

Phương pháp này dành cho tất cả nam và nữ và hầu như các tình trạng như:

  • Da mụn: Mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen, da thâm…
  • Da nhiều dầu, lỗ chân lông to.
  • Nám, sạm, sẹo thâm.
  • Da không đều màu, cháy nắng.

Chăm sóc da

Các trường hợp không nên thực hiện peel da

  • Bạn đang có làn da bị nhiễm khuẩn, có vết bỏng hay vết thương hở.
  • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
  • Nếu bạn đang dùng Accutane trong vòng 6 tháng cũng không được thực hiện phương pháp này.
  • Các bệnh lý về da liên quan đến vảy nến, chàm da, viêm da hay trứng cá đỏ.
  • Bạn đang trong thời gian sử dụng thuốc uống hay sản phẩm dưỡng da có chứa thành phần Retin A.Renova.
  • Bạn đang sử dụng sản phẩm có thành phần từ vitamin C, axit khác có công dụng làm sáng da trong vòng 48 tiếng.

Với những thông tin trên, bạn đã có thể trả lời câu hỏi: “Làm da của bạn có  nên/không nên peeling?”, đúng không nào?. Poly K-Beauty chúc các bạn luôn tươi tắn và tràn đầy năng lượng.

Đăng ký tư vấn

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *