Tìm hiểu về quầng thâm mắt

Nếu bạn đang có một quầng thâm mắt khá rõ, ảnh hưởng đến ngoại hình của mình, hãy theo dõi bài viết và tìm hiểu sâu hơn cũng như tìm ra cách khắc phục nhé!

Cơ chế hình thành thâm mắt có thể chia thành 2 nhóm chính:

Do rối loạn tuần hoàn máu (Hemosiderin Deposition)

Khi tuần hoàn kém, các mạch máu dưới mắt giãn ra, làm tăng tích tụ hemoglobin. Hemoglobin bị phá vỡ, giải phóng hemosiderin – một sắc tố chứa sắt, gây ra màu xanh tím hoặc nâu sẫm. Đây là nguyên nhân phổ biến ở người thiếu ngủ, căng thẳng hoặc bị dị ứng.

Do tăng sinh sắc tố melanin (Hyperpigmentation)

Da vùng mắt có thể tăng sản xuất melanin do di truyền, tia UV, viêm nhiễm hoặc tác động cơ học (chà xát, dụi mắt). Khi melanin tích tụ, vùng da dưới mắt trở nên sẫm màu, thường gặp ở người có làn da sậm màu hoặc bị viêm da kéo dài.

Ngoài ra, yếu tố cấu trúc cũng góp phần làm quầng thâm rõ hơn, đặc biệt là sự mất mô mỡ dưới da làm lộ rõ mạch máu, gây hiệu ứng “hõm mắt”, tạo bóng tối tự nhiên và làm vùng da dưới mắt có vẻ tối màu hơn. 

𝐂𝐚́𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐤𝐡𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐮̣𝐜 𝐭𝐡𝐚̂𝐦 𝐦𝐚̆́𝐭

Cải thiện tuần hoàn máu bằng cách massage nhẹ vùng mắt, ngủ đủ giấc, giảm stress. Sử dụng kem/serum dưỡng chứa HA booster, 4n-butyresorcinol, vitamin C, retinol, niacinamide hoặc caffeine để hỗ trợ giảm thâm. Và hiện tại năm 2024 các nhà khoa học đã cho ra hoạt chất mới Baolift giúp kích hoạt hệ số tập luyện cải thiện lưu thông dịch tại vùng mắt và tăng độ trắng sáng lên 136% trong 14 ngày. 

Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng kính râm, kem chống nắng. Điều trị chuyên sâu bằng laser, peel da, tiêm PRP hoặc filler nếu thâm mắt do cấu trúc hoặc sắc tố da. Áp lạnh để hỗ trợ co thành mạch, giảm kích thước của các mao mạch giúp giảm thâm hiệu quả.

Giảng viên Tống Ngọc Hoa
Bộ môn Chăm sóc sức khoẻ và Làm đẹp
FPT Polytechnic Hà Nội

Đăng ký tư vấn

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *