Đừng dại thử những mẹo làm đẹp kỳ lạ, nguy hiểm trên TikTok
Vô số trào lưu làm đẹp tưởng chừng vô hại nhưng thực tế rất nguy hiểm đang được dân tình chia sẻ rầm rộ trên nền tảng video TikTok. Trong số đó, một số hữu ích, một số khác lại hết sức kỳ lạ, thậm chí còn vô cùng nguy hiểm cho người dùng. Hãy cùng Poly K-Beauty điểm qua 4 mẹo làm đẹp cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng nhé.
Nhiều người lầm tưởng rằng bất kỳ mẹo nào sử dụng các “sản phẩm tự nhiên” chắc chắn an toàn, song thực tế chúng có thể vô hại khi ăn nhưng chưa chắc phù hợp để thoa trực tiếp lên da.
Mặt nạ tự chế
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da handmade như mặt nạ, tẩy tế bào chết, toner hay kem dưỡng ẩm trở nên phổ biến hơn khi nhiều người chia sẻ chúng trong thời gian giãn cách xã hội. Hầu hết công thức sử dụng các thực phẩm phổ biến trong nhà bếp như trái cây, rau, trứng, sữa chua, mật ong và dầu dừa nên mọi người cho rằng chúng hiển nhiên an toàn.
Nhiều loại tinh dầu dưỡng da cũng được chiết xuất từ các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, việc sử dụng trực tiếp các loại tinh dầu có trong thực phẩm mà chưa qua xử lý có thể gây dị ứng. Ngoài ra, sử dụng trực tiếp lên da một số thực phẩm như rượu táo hay nước trái cây có tính axit như họ cam, quýt có thể gây kích ứng, hoặc tệ hơn là bỏng da.
Tẩy tế bào chết bằng baking soda
Baking soda là chất được dùng rộng rãi trong ngành thực phẩm, có nhiều công dụng trong đời sống thường ngày như làm sạch, làm trắng răng, là nguyên liệu làm bánh. Nhiều người đã chia sẻ mẹo dùng baking soda như một loại mặt nạ để tẩy tế bào chết, làm sáng da hay thậm chí loại bỏ mụn đầu đen và hàng loạt công dụng thần kỳ khác.
Baking soda có tính tẩy, đó là lý do nó có mặt trong nhiều chất tẩy rửa như kem đánh răng, bột giặt, thuốc tẩy trắng nhà vệ sinh,… Khi thoa baking soda lên da, nó làm bong tróc các tế bào chết một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nói một cách khác là nó làm mòn da một cách phi tự nhiên. Không những thế, nhờ vào tính kiềm, baking soda hòa tan các chất béo – chính là lớp màng axit chứa dầu, bã nhờn trên da và loại bỏ nó đi.
Ở một mức độ nhẹ thì là tốt, nhưng nếu bạn chà xát mạnh và đặt baking soda trên da quá lâu thì lớp bảo vệ da sẽ không còn; gây tổn hại nghiêm trọng đến da. Việc đắp mặt nạ hay rửa mặt bằng baking soda quả là một ý tưởng tồi tệ nhất.
Chà mặt bằng nước đá
Trên TikTok, nhiều người chia sẻ loạt công dụng khi rửa mặt với nước đá như thu nhỏ lỗ chân lông, giảm mụn trứng cá, giảm dầu và tan bọng mắt, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim.
Đây là xu hướng làm đẹp có vẻ an toàn và khả thi. Nhiều phụ nữ, bao gồm cả những người đẹp nổi tiếng như Bella Hadid, cũng rửa mặt bằng nước đá để thu nhỏ lỗ chân lông.
Rửa mặt bằng đá lạnh có thể thu nhỏ lỗ chân lông, giảm bã nhờn, giảm nếp nhăn song có thể gây kích ứng, dị ứng hoặc bỏng lạnh. Chườm đá không thể khiến mụn trứng cá biến mất, và chắc chắn không giúp giảm nếp nhăn trên da mặt. Với những người có làn da quá nhạy cảm, chườm đá lên mặt có thể gây kích ứng, mẩn đỏ.
Tự chế kem chống nắng
Dù có rất nhiều loại kem chống nắng với mức giá khác nhau, có những người vẫn háo hức khi thử trend tự làm kem chống nắng. Một số lo ngại về yếu tố hóa học trong kem chống nắng mua ở cửa hàng, họ nghĩ loại tự làm thủ công sẽ an toàn và lành mạnh hơn.
Có thể tìm thấy nhiều công thức kem chống nắng khác nhau được chia sẻ trên mạng, đa số bao gồm dầu dừa và oxit kẽm dạng bột. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng có hiệu quả hay không.
Có hai loại chính trong kem chống nắng là hóa học và vật lý. Trong đó, kem chống nắng “handmade” với những thành phần từ thiên nhiên được xếp vào nhóm kem chống nắng hóa học. Việc dùng kem chống nắng hóa học với người có da mẫn cảm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tự lăn kim
Lăn kim tái tạo da là phương pháp làm đẹp không mới. Quy trình của phương pháp thẩm mỹ này bao gồm chích vào da bằng thiết bị lăn chứa hàng nghìn mũi kim, tạo ra những vết thương cực nhỏ để kích thích sản sinh collagen và elastin giúp da lành lại.
Tuy nhiên, thay vì tới các bệnh viện thẩm mỹ để được bác sĩ thực hiện lăn kim như trước đây, ngày càng nhiều người tìm cách tự làm nó tại nhà bằng các dụng cụ microneedling.
Tự thực hiện lăn kim tại nhà có thể giúp tiết kiệm và tiện lợi hơn, song nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho da. Làn da của bạn sẽ có thể bị nhiễm trùng nếu quy trình lăn kim tại nhà không đảm bảo tiệt trùng đúng cách. Khi tiến hành lăn kim tại nhà, tiêu chuẩn về tiệt trùng không thể nào bằng được với các phòng khám và bệnh viện. Chính vì thế, nguy cơ nhiễm trùng do lăn kim không đảm bảo vệ sinh là điều mà bạn rất dễ mắc phải.