Tất tần tật cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của cơ thể và tâm hồn. Tuy nhiên, với nhiều người, nỗi lo sợ về tình trạng da mụn có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và cảm giác về ngoại hình của họ. Vậy làm sao để cải thiện da mụn ở tuổi dậy thì? Cùng Poly K-Beauty tìm câu trả lời nhé!
Da mụn không chỉ là vấn đề ngoại hình…
Làn da, cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng và thường là nơi phản ánh sớm nhất về sức khỏe của con người, cũng như tạo ấn tượng đầu tiên của bản thân đối với người khác. Tuổi dậy thì là thời điểm có nhiều biến động nhất trong cơ thể đặc biệt là làn da. Ngoài ra, ở tuổi mới lớn, nhiều bạn cũng chưa có kiến thức về chăm sóc da sao cho đúng nên thường khiến mụn nổi nhiều. Điều này làm các bạn trẻ luôn mặc cảm và tự ti với làn da của mình.
Da mụn không chỉ là một vấn đề ngoại hình, mà còn ẩn chứa sự biểu hiện của sức khỏe da và tâm trạng tinh thần. Trong khi người khác có thể thấy vẻ đẹp tự nhiên và tươi trẻ ở tuổi dậy thì, thì những người đối mặt với da mụn có thể trải qua những thách thức khác biệt. Để xử lý tình trạng này, việc hiểu và chăm sóc da mụn đúng cách là quan trọng để giúp tuổi dậy thì trở thành giai đoạn đáng nhớ và tự tin hơn.
Hiểu đúng về da mụn tuổi dậy thì
Trong tuổi dậy thì, tăng hormone androgen kích thích sự sản xuất dầu tử cung (sebum) da, làm da trở nên dầu hơn. Dầu và tế bào da chết có thể kết hợp và tắc nghẽn nang lông, tạo điều kiện cho mụn trứng cá xuất hiện. Khi mụn trứng cá phát triển lớn, chúng có thể vỡ và gây viêm nhiễm da. Trong tình trạng này, vi khuẩn P. acnes tham gia và gây ra viêm nhiễm mạnh mẽ, có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nếu không chăm sóc da dầu mụn ở tuổi dậy thì đúng cách, nhiễm trùng có thể gây tổn thương da và để lại sẹo.
Mụn được coi là bệnh lý mạn tính của da, thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, từ 13-18 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Mụn có thể giảm dần sau khi bước qua tuổi dậy thì, tuy nhiên nếu mụn không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ.
Hướng dẫn chăm sóc và điều trị da mụn chuẩn khoa học
Chu trình chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì nên gồm 3 bước cơ bản: làm sạch, điều trị mụn và chăm sóc da.
- Làm sạch da
Đầu tiên, chúng ta cần vệ sinh da thường xuyên bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn. Chỉ rửa mặt bằng sữa rửa mặt 1-2 lần/ngày, tránh rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhiều lần trong ngày khiến da bị khô và kích ứng. Có thể dùng thêm giấy thấm dầu giúp và rửa mặt nhẹ nhàng với nước khi cần rửa thêm.
Có thể rửa mặt nhanh sau khi vận động đổ mồ hôi, nhưng chúng ta nên tránh dùng những sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm da trở nên khô và dẫn đến nổi mụn nhiều hơn.
2. Điều trị mụn
Mụn là một bệnh lý cần được điều trị. Nên thăm khám và điều trị mụn theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc thoa hàng ngày. Nếu tình trạng sưng viêm, thậm chí xuất hiện các cục – nang thì người bệnh có thể phải sử dụng thêm thuốc uống.
Không nên tự ý nặn mụn, vì khi nặng mụn sẽ để lại các di chứng như giãn nở lỗ chân lông, vết sẹo rỗ trên da
Chúng ta nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ 1 tuần 2 lần (không nên dùng tẩy tế bào chết vật lý vì sẽ dễ làm tổn thương da)
Nếu bạn đang sử dụng retinoids để điều trị mụn trứng cá, hãy nhớ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Da sau khi sử dụng retinoids sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bắt nắng hơn so với bình thường.
3. Chăm sóc da
Trong quá trình điều trị mụn, một số thuốc thoa có thể gây tác dụng phụ như khô da, bong tróc và kích ứng da. Trường hợp da kích ứng, nên bổ sung thêm thoa kem dưỡng ẩm dành cho da dầu mụn để giúp bổ sung độ ẩm cần thiết, làm giảm kích ứng da.
Nên giữ tay sạch sẽ trước khi chạm lên da mặt hoặc trước khi trang điểm. Phải giữ cho các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với da được sạch sẽ. Ví dụ như: gối nằm, điện thoại, quai nón bảo hiểm…..
Tăng lượng nước uống hàng ngày để giúp giữ nước cho da. Nên điều chỉnh chế độ ăn, tránh những loại thực phẩm dễ gây mụn. Đặc biệt là những thức ăn béo, ngọt, dầu mỡ, sữa, thịt bò…. Hiện tượng trên da có nhiều nốt mụn viêm, mụn mủ. Chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và được điều trị theo toa thuốc.