Quản lý Salon/Spa Beauty thế nào để đạt hiệu quả?
Nếu bạn đang ấp ủ hoài bảo mở 1 Spa, Salon Beauty thì việc trang bị cho bạn những kiến thức, kỹ năng cần thiết để quản lý spa, giúp bạn nắm vững cách thực hiện những dịch vụ spa phổ biến nhất, phương thức quản lý sự vận hành trong spa là rất cần thiết.
Với đặc thù khi kinh doanh Spa/Salon Beauty là cần bỏ ra nguồn chi lớn ban đầu cho cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực tay nghề cao… nên việc quản lý spa hiệu quả để tối ưu chi phí, đem lại những dịch vụ tốt nhất là bài toán cần cân nhắc thận trọng. Do đó, tại bài viết Poly K-Beauty sẽ đúc kết những chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa, giúp chủ spa có thể định hướng phát triển và quản lý đúng đắn.
- Những sai lầm thường mắc phải khi quản lý Spa
- Không hiểu rõ về Spa mình cũng như đối thủ cạnh tranh
Nghề kinh doanh Spa làm đẹp chỉ mới phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, thế nhưng mức độ cạnh tranh khá gay gắt. Việc Spa của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào định hướng kinh doanh ban đầu. Tuy nhiên, để lên được chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, bạn phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của Spa mình cũng như theo dõi chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ rõ: “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”, phát huy thế mạnh của mô hình kinh doanh mình và khắc phục điểm yếu sẽ giúp bạn tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
- Lên ý tưởng kinh doanh không khả thi
Khi lên ý tưởng kinh doanh trong vận hành doanh nghiệp, nhà quản lý cần xét đến mức độ khả thi, mức độ được – mất khi triển khai. Đồng thời, xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể và lâu dài cũng giúp bạn định hướng rõ ràng và đúng đắn hơn.
- Tốn quá nhiều thời gian với cách quản lý thủ công
Có thể thấy rằng, người quản lý thành công là người biết quản lý công việc và thời gian hợp lý. Tuy nhiên, khi quản lý bằng phương pháp truyền thống, nhà quản lý sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực vào những công việc chưa được chuyên môn hóa như: quản lý thông tin, hàng hoá, tình trạng khách hàng, quản lý nhân viên, thu chi tài chính…
Việc tốn quá nhiều thời gian với cách quản lý thủ công chưa chắc đã đem lại những hiệu quả đáng mong đợi mà còn giảm hiệu suất làm việc của nhà quản lý và nhân viên.
2. Để quản lý Spa beauty tốt bạn cần trang bị những gì?
Khi đã mở được salom/spa beauty và đưa vào hoạt động thì quản lý và vận hành là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của spa.
2.1 Lên kế hoạch cụ thể khi kinh doanh
Mọi thứ nên bắt đầu với 1 bản kế hoạch chi tiết và cụ thể những gì bạn muốn làm khi mở spa. Điều này bao gồm việc tìm hiểu xem liệu bạn có thực sự nên mở một spa hoành tráng ngay từ đầu hay không? Spa của bạn sẽ kiếm được bao nhiêu doanh thu/tháng? Bạn có thể thu hút được bao nhiêu khách hàng? Đối thủ của bạn là ai? Bạn có những dịch vụ nào với giá cả ra sao?
Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu tính khả thi khi mở spa là điều bắt buộc. Bắt kịp mọi thứ ở giai đoạn này có thể tạo ra tất cả sự khác biệt. Giữa việc kinh doanh một spa tốn kém và một spa thực sự tạo ra lợi nhuận. Hãy đánh giá đầy đủ về nhu cầu thị trường, những lợi thế và thách thức, để tránh những sai lầm quản lý spa sau này.
2.2 Tạo thương hiệu riêng cho spa
Nếu bạn muốn có một cơ sở spa đơn giản, thì chỉ cần cái tên “The Spa” là được. Nhưng nếu bạn muốn có một spa thu hút nhiều người đến nghỉ ngơi thư giãn, chăm sóc sức khỏe thì bạn sẽ cần một thứ gì đó nhiều hơn nữa.
Bạn cần tạo ra một thương hiệu spa phù hợp với một câu chuyện độc đáo. Điều đó mới thực sự là đỉnh cao của câu chuyện làm thương hiệu. Và thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu còn có thể toát lên được sự cân bằng, phù hợp giữa các phương pháp điều trị và cơ sở vật chất, được lấy cảm hứng từ câu chuyện của bạn. Đồng thời một thương hiệu spa thành công là spa gây được tiếng vang và phù hợp với thị trường mục tiêu.
Tuy nhiên, để tạo được một thương hiệu spa uy tín không phải là điều dễ dàng. Để không gặp phải sai lầm quản lý spa hay làm thương hiệu, bạn cần tham khảo nhiều kiến thức về marketing của những “ông lớn” trong ngành làm đẹp. Hoặc bạn có thể thuê hẳn 1 chuyên gia nhiều khi kinh nghiệm để giúp bạn những công việc này.
2.3 Thiết kế spa độc đáo, thu hút
Bất kỳ nhà thiết kế nào cũng có thể thiết kế một spa trông đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn cần một chuyên gia để thiết kế một spa thu hút và phù hợp với mong muốn của khách hàng. Một thiết kế chỉ mang tính thẩm mỹ mà không có các tiện ích tích hợp là một thiết kế thất bại. Như bạn sẽ bị bỏ quên các kiểu trang trí, sắp xếp các thiết bị trong tầm nhìn của khách. Vì không có đủ không gian lưu trữ. Hoặc với những thiết kế bị gò bó, các chuyên gia trị liệu không thể cung cấp các liệu pháp hiệu quả cho khách hàng. Và đôi khi liệu pháp mát-xa sẽ bị gián đoạn bởi tiếng ồn lớn từ thẩm mỹ viện hay phòng tập thể dục gần đó.
Với thiết kế thông minh được cung cấp bởi chuyên gia, spa có thể mang đến trải nghiệm tuyệt vời và thú vị cho tất cả khách hàng. Vì thế, ngoài lựa chọn những phong cách thiết kế phù hợp. Hãy chú ý đến các cấu trúc khi thi công để mang lại hiệu quả cao, tránh những sai lầm quản lý spa không đáng có.
2.4 Hãy có một dịch vụ đặc trưng cho spa
Massage Thụy Điển, massage phương Đông, chống lão hóa da mặt…Đó là tất cả các spa cạnh tranh khác trong khu vực của bạn đều có những dịch vụ giống nhau như thế. Hơn nữa, những người thường xuyên đi spa đã trải nghiệm những liệu pháp này. Khách hàng đang tìm kiếm một cái gì đó mới và khác biệt hơn.
Hãy tạo một danh sách các liệu pháp spa tạo được sự khác biệt cho khách hàng. Đặc biệt, hãy bố trí những không gian thư giãn, thoải mái, nơi khách hàng có thể trao đổi và trò chuyện với nhau về những phương pháp làm đẹp, những trải nghiệm thú vị của họ tại spa…Mà chỉ có ở spa của bạn mới cho họ được những điều đó.
2.5 Nhân viên là yếu tố quan trọng nhất
Đội ngũ nhân viên spa sẽ là nhân tố số một tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Quản lý nhân viên không tốt sẽ là một trong những sai lầm quản lý spa mà nhiều doanh nghiệp mắc phải. Chăm sóc khách hàng phải hiệu quả thì spa của bạn mới được nhớ đến nhiều. Vì họ sẽ kể cho bạn bè nghe về nhân viên trị liệu massage ở spa của bạn. Rằng họ đã cảm thấy hoàn toàn thoải mái và giảm được cơn đau lưng như thế nào. Vì thế, việc lựa chọn các nhân viên trị liệu có tay nghề cao. Cung cấp cho họ khóa đào tạo cần thiết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả – nên là ưu tiên tuyệt đối.
2.6 Quản lý để đạt được lợi nhuận dài hạn
Làm đúng tất cả các hướng dẫn trước, bạn sẽ tránh được các sai lầm quản lý spa. Và có một spa tuyệt vời thu hút. Spa sẽ làm hài lòng khách và tạo ra lợi nhuận – ít nhất là lúc bắt đầu kinh doanh.
Tuy nhiên, spa không phải là một ngành kinh doanh dễ dàng và không bao giờ thay đổi. Nó đòi hỏi sự quản lý liên tục và năng động để đảm bảo rằng các quy trình được tối ưu hóa. Các xu hướng chăm sóc sức khỏe mới nhất được tích hợp vào sản phẩm. Xu hướng mới được cập nhật. Và các hoạt động tiếp thị phải được điều chỉnh theo những thay đổi của khách hàng mục tiêu. Quản lý spa tốt là một nỗ lực không ngừng. Nhưng sẽ được đền đáp bằng một dòng lợi nhuận dài hạn ổn định. Vì thế, để kinh doanh hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, không vướng phải những sai lầm quản lý spa, hãy luôn cập nhật và thay đổi phương pháp quản lý.